Nước tinh khiết và nước khoáng, loại nào mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe?
Thị trường nước uống đóng chai ngày một phát triển với các loại nước đa dạng, từnước tinh khiết, đến nước khoáng, nước ion…v..v.
Vậy nước tinh khiết và nước khoáng khác nhau như thế nào? Loại nào mang đến lợi ích hơn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như đưa ra những thông tin giúp bạn lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình.
-
Khái niệm nước tinh khiết và nước khoáng
- Nước tinh khiết là gì?
- Nước khoáng là gì?
-
Phân biệt sự khác nhau của hai loại nước dựa trên ba tiêu chí
-
Nguồn nước
-
Thành phần khoáng chất
-
Giá trị sử dụng
-
Nên sử dụng nước tinh khiết hay nước khoáng?
-
Một số nhãn hàng nước tinh khiết – Giá tiền và quy cách đóng chai
-
Nước tinh khiết Aquafina
-
Nước tinh khiết Bidrico
-
Nước tinh khiết Top
-
Nước tinh khiết Vĩnh Hảo
-
Một số nhãn hàng nước khoáng – Giá tiền và quy cách đóng chai
-
Nước khoáng Vĩnh Hảo – Vihawa
-
Nước khoáng Lavie

Nước tinh khiết là gì?
Nước tinh khiết là nước chỉ gồm hai thành phần hóa học là oxy và hydro. Nước tinh khiết trong suốt, không dẫn điện, không mùi vị. Nước tinh khiết gần như không tồn tại trong thực tế. Nước có độ gần tinh khiết nhất hiện nay là nước chưng cất hay còn gọi là nước cất, nước cất thường sử dụng trong y tế và phòng thí nghiệm.
Nước uống đóng chai là nước tinh khiết?
Nước uống đóng chai là thuật ngữ theo tiêu chuẩn 6096:2004 do bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam ban hành, với tất cả 27 chỉ tiêu hóa lý, vi sinh. Các chỉ tiêu khác vẫn đo được từ một đến vài chục mg/l nên có thể khẳng định nước uống đóng chai không phải là nước tinh khiết. Nước uống đóng chai hay còn được gọi với cái tên nước tinh khiết được sản xuất từ nguồn nước sạch sau khi qua các giai đoạn xử lý thẩm thấu ngược (RO), khử ion, xử lý tia UV.

Nước khoáng là gì?
Nước khoáng là nước được lấy từ nguồn suối khoáng thiên nhiên, chảy qua những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng như Kali, Mg, Canxi, hợp chất lưu huỳnh và muối với hàm lượng cao hơn nước bình thường.

- Phân biệt sự khác nhau của hai loại nước
Tiêu chí |
Nước tinh khiết |
Nước khoáng |
Nguồn nước |
Nước sạchqua các giai đoạn xử lí công nghệp |
Được khai thác từ các mạch nước ngầm, các suối khoáng trong tự nhiên |
Thành phần khoáng chất |
Không có thành phần vi khoáng |
Khoáng vi lượng như I-ốt, Fe (Sắt), Mg (Magiê), Zn (Kẽm), Ca (Canxi)… |
Giá trị sử dụng |
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể |
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật |
-
Nên sử dụng nước tinh khiết hay nước khoáng?
-
Nước Khoáng và Nước Tinh Khiết
Dựa vào các đánh giá về nước khoáng và nước tinh khiết, có lẽ nước khoáng sẽ là lựa chọn hàng đầu của bạn. Tuy nhiên, bạn nên ngừng vài giây để xem xét lại.
Ngoài việc công cấp nước cho cơ thể, nước khoáng còn cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng, giúp chữa bệnh, làm đẹp. Hàm lượng khoáng chất calci, kẽm, coban, natri… với một lượng nhất định giúptăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe cho người lớn tuổi, người chơi thể thao, phụ nữ có thai.
Tuy khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể nhưng nếu quá lạm dụng, nó cũng gây những hậu quả xấu cho sức khỏe. Trên thực tế, không phải tất cả mọi người đều dùng được nước khoáng, nhất là nước có hàm lượng khoáng cao. Vì nếu thừa khoáng chất trong cơ thể cũng gây những bệnh nguy hiểm không kém gì thiếu khoáng chất. Những người bị bệnh sỏi thận, cao huyết áp, hội chứng thần kinh nên dùng nước khoáng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Theo đó trong sinh hoạt hàng ngày, nên uống nước tinh khiết để cung cấp đủ nước cho cơ thể và bổ sung nước khoáng với một hàm lượng hợp lý.
Nước tinh khiết hay nước khoáng? Sự lựa chọn tùy thuộc vào thể trạng và mục đích sử dụng. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các loại nước uống đóng chai trên thị trường cũng như hỗ trợ bạn đưa ra lựa chọn tiêu dùng đúng đắn.
Dưới đây là một số nhãn hàng nước tinh khiết và nước khoáng đã có mặt khá lâu và được sự tín nhiệm của người tiêu dùng trên thị trường. Với sự đa dạng về thể tích, quy cách đóng gói cũng như giá tiền, người tiêu dùng sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.
-
Một số nhãn hàng nước tinh khiết – Giá tiền và quy cách đóng chai
-
Nước tinh khiết Aquafina
– Nước tinh khiết Aquafina 350ML (24 chai/ thùng) – 88.000 VND
– Nước tinh khiết Aquafina 500mL (24 chai/ thùng) – 98.000 VND
– Nước tinh khiết Aquafina 1.5L (12 chai/ thùng) – 110.000 VND
– Nước tinh khiết Aquafina 5L (04 chai/ thùng) – 98.000 VND
-
Nước tinh khiết Bidrico
– Nước tinh khiết Bidrico 350ML (24 chai/ thùng) – 78.000 VND
– Nước tinh khiết Bidrico 500ML (24 chai/ thùng) – 85.000 VND
– Nước tinh khiết Bidrico 19L (vòi)– 27.000 VND
– Nước tinh khiết Bidrico 19L (úp) – 27.000 VND
-
Nước tinh khiết Top
-
– Nước tinh khiết Top 20L (vòi) – 25.000 VND
-
Nước tinh khiết Vĩnh Hảo – Vihawa
-
– Nước tinh khiết Vĩnh Hảo 20L (vòi) – 45.000 VND
-
Một số nhãn hàng nước khoáng – Giá tiền và quy cách đóng chai
-
Nước khoáng Vĩnh Hảo – Vihawa
– Nước khoáng Vĩnh Hảo 350ML (24 chai/ thùng) – 80.000 VND
– Nước khoáng Vĩnh Hảo 500ML (24 chai/ thùng) – 90.000 VND
– Nước khoáng Vĩnh Hảo 1.5L (12 chai/ thùng) – 90.000 VND
– Nước khoáng Vĩnh Hảo5L (04 chai/ thùng) – 95.000 VND
– Nước khoáng Vĩnh Hảo 20L (vòi) – 60.000 VND
– Nước khoáng Vĩnh Hảo 20L (úp) – 60.000 VND
-
Nước khoáng Lavie
– Nước khoáng Lavie 350ML (24 chai/ thùng) – 80.000 VND
– Nước khoáng Lavie 500ML (24 chai/ thùng) – 90.000 VND
– Nước khoáng Lavie 750ML (12 chai/ thùng) – 108.000 VND
– Nước khoáng Lavie 400ML (20 chai/ thùng) – 220.000 VND – Lavie Premium
– Nước khoáng Lavie 1.5L (12 chai/ thùng) – 95.000 VND
– Nước khoáng Lavie 6L (04 chai/ thùng) – 98.000 VND
– Nước khoáng Lavie 19L (úp) – 58.000 VND